Ảnh minh họa.
Sau sự sụt giảm nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ xi măng được dự báo tăng mạnh ở Bắc Mỹ và Tây Âu, khu vực Đông Âu cũng được các chuyên gia cho rằng sẽ có mức tăng trưởng khá tốt.
Ngược lại, tại châu Phi, Trung Đông và châu Á/Thái Bình Dương sẽ có mức tăng chậm hơn từ nay đến năm 2017, sau hơn một thập kỷ tăng “chóng mặt”, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Tiêu thụ xi măng ở Trung và Nam Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng gần 6%/năm trong những năm tới.
Sử dụng xi măng trong các lĩnh vực ngoài xây nhà sẽ vượt xa các lĩnh vực khác trong vòng 3 năm tới, bởi chính phủ các nước phát triển và đang phát triển đều đầu tư mạnh cho hạ tầng cơ sở.
Trung Quốc sẽ chiếm một nửa nhu cầu tiêu thụ xi măng
Trung Quốc là nước tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới khi 50% nhu cầu sử dụng đến từ quốc gia châu Á này, tiêu thụ xi măng ở Trung Quốc dự báo sẽ tăng gần 8% mỗi năm từ nay tới năm 2017, phân chia đều cho cả lĩnh vực xây nhà ở và xây dựng các công trình khác. Tuy nhiên, tốc độ 8% này thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng của hơn một thập kỷ qua, bởi thị trường xi măng Trung Quốc có dấu hiệu sắp bão hòa.
Nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại tại Bắc Mỹ và châu Âu
Sau nhiều năm giảm sút do suy thoái kinh tế, các thị trường xi măng Đông Âu, Bắc Mỹ và Tây Âu dự báo sẽ tăng khoảng 4% đến 6%/năm, nhờ sự hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đóng góp cho sự tăng trưởng này sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực, từ xây nhà tới các công trình công cộng và thương mại. Đông Âu và Bắc Mỹ sẽ hồi phục mạnh mẽ hơn Tây Âu trong giai đoạn 2012-2017. Kinh tế của một số các nước lớn như: Tây Ban Nha, Mỹ, Nga và Italia sẽ hồi phục nhanh và đạt mức tăng trưởng khá cao.
Xi măng Pooclăng dần đánh mất thị phần
Thị phần xi măng hỗn hợp dự báo chiếm 3/4 nhu cầu sản phẩm mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2017, bởi chi phí sản xuất rẻ, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe về khí thải… Sau năm 2017, doanh số bán hàng của các loại xi măng không Pooclăng sẽ mở rộng với tốc độ tiêu thụ nhanh trên thị trường, do nhu cầu về tính năng và sản phẩm thân thiện với môi trường của các nước phát triển. Tuy nhiên, các loại xi măng không Portland sẽ vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số bán xi măng toàn cầu, và mặc dù mất dần thị phần, song xi măng Pooclăng sẽ vẫn được sử dụng một cách rộng rãi trong các ứng dụng cao cấp nhờ tính năng cứng và bền.
Theo Phan Tuấn (Marketreportsstore.com/Báo Xây Dựng)